Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ TRỌNG CON

Trọng Con là một xã vùng cao nằm ở phía Tây của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện 16km. Phía Đông giáp các xã Lê Lai, Đức Xuân; phía Tây giáp các xã Đức Thông (huyện Thạch An), Vĩnh Tiến (huyện Tràng Định, Lạng Sơn); phía Nam giáp xã Chí Minh (huyện Tràng Định, Lạng Sơn); phía Bắc giáp xã Thái Cường. Xã có 7 xóm hành chính với tổng số 487 hộ, 2.232 nhân khẩu, gồm các dân tộc Tày, Dao, Nùng, Kinh, các dân tộc trên địa bàn xã đã có quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa... nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng về văn hóa, ngôn ngữ, lối sống sinh hoạt của dân tộc mình.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 7.691,20ha. Tài nguyên đất của xã tương đối phong phú trong đó chủ yếu là đất xám phân bố rộng khắp địa bàn xã, thuận lợi cho phát triển nghề lâm nghiệp và các loại cây công nghiệp. Vùng núi đất, đất có màu xám và xám vàng, chuyển lớp rỗ, có đá gốc. Vùng thung lũng ven suối, hàm lượng mùn và đạm ở lớp mặt từ trung bình đến khá, thích hợp trồng các loại cây lương thực ngắn ngày.

Trọng Con có địa hình không bằng phẳng, địa hình bị chia cắt mạnh bởi những dãy núi cao từ 250-500m so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam gồm vùng núi đá, núi đất và thung lũng xen kẽ. Núi đá tạo thành một dài nằm dọc theo phía Đông Nam của xã có chiều dài 8km, nhiều ngọn núi cao như núi Cốc Xả thuộc thôn Nà Pì. Vùng núi đất gồm đồi Cò Lừa, nằm ở phía Đông của xã, thuộc thôn Bản Chang; đồi Khau Hai nằm ở phía Tây của xã thuộc thôn Nam Quang; đồi Khau Bao chạy dọc từ phía Bắc đến hết phía Nam của xã. Các thung lũng nhỏ hẹp được người dân khai phá để phát triển nông nghiệp, vùng núi đất tạo điều kiện thuận lợi cho xã trong phát triển lâm nghiệp và trồng cây ăn quả. Hệ thống đổi núi này là tài nguyên vô giá của xã, cung cấp lâm, thổ sản. cũng như duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước ngầm và hạn chế tác động của thiên tai.

Về nguồn nước, Trọng Con có 05 con suối chính gồm: Nà Lẹng, Bản Chang, Pò Lài, Nam Quang, Nà Pi và một số khe suối nhỏ. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân trong xã. Tuy nhiên, vào mùa đông, mực nước ở các con suối thường xuống rất thấp, có đoạn khô cạn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân.

Địa bàn xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa khô, ít mưa, nhiều năm có sương muối; mùa mưa có gió Đông Nam và Tây Nam khô nóng. Tổng số giờ nắng trung bình hằng năm là 1.200 giờ. Nhiệt độ trung bình năm là 22,5°C. Độ âm trung bình đạt 82%. Tổng lượng mưa hằng năm đạt 1.442,7mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm, số ngày mưa trung bình năm là 128,5 ngày; mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ xuống thấp và xuất hiện sương mù, sương muối. Kiểu khí hậu này rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã. Tuy nhiên, vào mùa đồng, nhiệt độ xuống thấp gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và vật nuôi cũng như cuộc sống của người dân.

Là xã thuần nông nên cây trồng chính là lúa, ngô, ngoài ra người dân còn chăn nuôi thêm trâu, bò, việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa. Trong những năm gần đây, nhận thức được vai trò của việc trồng và bảo vệ rừng nên các hoạt động phục vụ cho việc phát triển rừng được đẩy mạnh. Từ năm 2015-2020, xã trồng mới được 125ha rừng, công tác bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng được Đảng bộ xã quan tâm và thực hiện tốt.

Để phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như việc đi lại, giao lưu kinh tế giữa Trọng Con với các xã khác trong huyện Thạch An, hệ thống đường giao thông của xã được đầu tư xây dựng và sửa chữa. Hiện nay có 6/7 xóm có trục đường bộ tống đi lại từ xã đến xóm (Bản Chung, Pô lái, Nà Lạng, Nam Quang, Cam Khảng, Vinh Quang), Toàn xã có 9km đường liên xã, 50,8km đường liên thôn, 22,85km đường trục thôn, 27,43km đường ngõ xóm. Hiện nay đã cứng hóa và bê tông hóa được trên 80% các tuyến đường, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.

Về mạng lưới cơ sở hạ tầng, được sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã cũng như sự giúp đỡ của cấp trên cùng với sự đóng góp của Nhân dân trong xã, hệ thống cơ sở hạ tầng của Trọng Con từng bước được cải thiện. Các công trình xây dựng cơ bản như công sở xã, trạm y tế, trường học được xây dựng kiên có, khang trang. Xã có 1 trường mầm non chính với 05 phân trường; 1 trường tiểu học và trung học cơ sở đặt tại thôn Bản Chang. Nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành nên việc đầu tư cho các công trình thủy lợi được thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu trên địa bàn xã. Xã có 06 trạm biến áp, gồm: trạm biến áp Bản Chung, trạm biến áp Nà Lạng, biến áp Cạm Khảng, trạm biến biến áp Pò Lài, trạm áp Nà Pi, trạm biến áp Nam Quang, đến năm 2020 có hơn 90% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia.

Sự nghiệp giáo dục được Đảng ủy và chính quyền xã quan tâm. Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục được thực hiện, cơ sở vật chất được đầu tư để đảm bảo cho công tác dạy và học. Công tác phổ cập giáo dục được thực hiện tốt, tỷ lệ huy động trẻ trong các độ tuổi đến trường đạt 100%.

Nhìn chung, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên - xã hội cùng cơ sở hạ tầng của Trọng Con mang lại nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội, giao lưu hàng hóa với các vùng, miền trong cả nước, nhất là trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những thuận lợi này đang được Đảng bộ và Nhân dân Trọng Con khai thác, sử dụng có hiệu quả để phát triển kinh tế, xã hội, làm giàu cho quê hương, đất nước.

Tin khác
Tin tức
Đăng nhập

ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang